Bệnh viêm phổi và cách điều trị

Bệnh viêm phổi là một bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở mọi lứa tuổi. Chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh và cách điều như thế nào qua bài viết dưới đây:

Xem nhanh

BỆNH VIÊM PHỔI LÀ GÌ?

Bệnh viêm phổi là một loại bệnh lý ảnh hưởng đến phổi và hệ thống hô hấp, khiến cho các bộ phận này trở nên viêm nhiễm và khó thở. Bệnh viêm phổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng vi khuẩn, virus, nấm hoặc vi khuẩn khác, hít phải hóa chất độc hại hoặc hơi độc, hoặc do viêm phổi tác động từ các bệnh lý khác như bệnh tim, suy dinh dưỡng hay các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch.

Viêm phổi có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, từ người lớn đến trẻ em. Những đối tượng cao tuổi, viêm phổi thường có xu hướng tiến triển nghiêm trọng hơn. Bệnh dễ xảy ra trong điều kiện thời tiết lạnh, thời điểm giao mùa, thay đổi thất thường do vi khuẩn, virus, nấm… gây ra.

AI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH VIÊM PHỔI

Bệnh viêm phổi thường xảy ra vào mùa đông hoặc khi tiếp xúc với lạnh. Một số đối tượng có nguy cơ viêm phổi là:

– Người lớn tuổi

– Ức chế hoặc suy giảm hệ miễn dịch

– Người mắc bệnh phải nằm điều trị lâu

– Nằm viện trước đó

– Sử dụng kháng sinh trước đó

– Giãn phế quản

– Động kinh

– Suy tim

– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

– Cắt lách

– Bệnh hồng cầu hình liềm

– Biến dạng lồng ngực, gù, vẹo cột sống

– Bệnh tai mũi họng như viêm xoang, viêm amidan,…

– Tình trạng vệ sinh răng miệng kém, viêm lợi

– Nghiện rượu

– Hút thuốc lá

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP

Viêm phổi thường khởi phát đột ngột với sốt cao 39-400C, rét run kèm theo:

– Đau tức ngực, thường đau ở bên phổi bị tổn thương.

– Ho tăng dần, lúc đầu chỉ ho khan, về sau ho có đờm đặc màu vàng, xanh hoặc gỉ sắt. 

– Nôn, chướng bụng, đau bụng.

– Khó thở thường xảy ở bệnh nhân viêm phổi nặng, tổn thương phổi lan tỏa hoặc có bệnh mạn tính kèm theo; thở nhanh, nông, tím tái môi, đầu ngón tay, ngón chân.
Một số trường hợp đặc biệt, như người nghiện rượu có thể có lú lẫn, trẻ em bị co giật. Ở người cao tuổi có thể không có sốt, khởi phát với triệu chứng lú lẫn, mê sảng, có nguy cơ tử vong cao do suy hô hấp, hạ nhiệt độ.

ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI TẠI NHÀ

Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn: Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc kháng nấm tùy thuộc vào loại viêm phổi. Người bệnh nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn và hết phác đồ điều trị, ngay cả khi các triệu chứng đã cải thiện.

Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt: Người bị viêm phổi cần nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian chống lại tình trạng nhiễm trùng và hồi phục sức khỏe. Tránh không làm việc quá sức và nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi.

Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy (đờm) trong cơ thể, giúp dễ dàng tống ra ngoài khi ho.

Súc miệng bằng nước muối ấm: Súc miệng nhiều lần trong ngày có thể giúp rửa trôi một số chất nhầy trong cổ họng và làm giảm đau họng.

Dùng máy tạo độ ẩm: Máy tạo độ ẩm là cách điều trị viêm phổi khá hữu hiệu tại nhà. Phương pháp này giúp giữ cho đường thở ẩm ướt, ngừa cúm và loại bỏ đờm.

Xông hơi: Giúp giảm sự tắc nghẽn và cũng có thể giết chết vi khuẩn gây bệnh. Biện pháp này cũng sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng ho. Có thể xông hơi bằng khác loại thảo dược hay tinh dầu như bạch đàn, sả, quế…

Nước chanh ấm: Nước chanh có đầy đủ vitamin C sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng. Nó cũng sẽ giúp loại bỏ đờm ra khỏi phổi và giảm viêm.

Trà quế + lá húng quế: Húng quế giúp loại bỏ đờm từ ống phế quản và giảm viêm. Quế chống virus và giảm nhiễm trùng. Loại trà này sẽ làm dịu các triệu chứng viêm phổi ở người bệnh.

Ăn đầy đủ chất: Việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Hít thở sâu: Phương pháp này sẽ làm tăng lượng oxy cung cấp cho phổi, do đó tăng tuần hoàn. Nó cũng giúp không khí đi qua phổi và loại bỏ các chất nhầy.

ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI TẠI BỆNH VIỆN

Khi các triệu chứng viêm phổi trở nên trầm trọng, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng viêm phổi người bệnh nên nhập viện để có hướng điều trị phù hợp.

Khi gặp các triệu chứng như:

Thở nhanh bất thường. Chức năng thận suy giảm nặng. Nhịp tim nhanh chậm thất thường. Nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường. Không thể tự chăm sóc bản thân ở nhà. Loại kháng sinh đang dùng không mang lại hiệu quả. Mắc bệnh tiểu đường, COPD hoặc bệnh tim. Nồng độ oxy trong máu thấp. Xuất hiện triệu chứng khó thở, mất nước. Trẻ hôn mê hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.

Nếu gặp các triệu chứng này, nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm, chẩn đoán mức độ bệnh ra sao, từ đó sẽ lên phác đồ điều trị viêm phổi phù hợp cho từng bệnh nhân. Các bác sĩ có thể dùng thuốc tiêm tĩnh mạch (IV) hoặc điều trị hô hấp để cải thiện khả năng hô hấp, giảm ho và kích thích bổ sung oxy, có thể bằng máy thở.

PHÒNG NGỪA VIÊM PHỔI BẰNG CÁCH NÀO

Để phòng ngừa bệnh viêm phổi và đặc biệt là viêm phổi nặng, nên:

– Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn từ người sang người.

– Điều trị triệt để các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt.

– Tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm 1 lần: Tất cả các đối tượng trên 6 tháng tuổi.

– Tiêm vaccine phế cầu 5 năm/lần: Người bị bệnh hô hấp mạn tính, đái tháo đường, bệnh gan mạn tính, bệnh thận mạn, tình trạng suy giảm miễn dịch, bệnh tim mạn, dò dịch não tủy, không có lách hoặc thiếu hụt bổ thể, nghiện rượu, người lớn tuổi.

– Tiêm các loại vaccine chống virus, vi khuẩn khác theo nhu cầu.

– Quản lý tốt các bệnh lý nền như đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn,  bệnh gan mạn tính, bệnh thận mạn tính…

– Không hút thuốc lá, thuốc lào.

– Uống rượu bia điều độ.

– Giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh.

– Có lối sống lành mạnh giúp tăng sức đề kháng: ăn uống cân bằng dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ.
Tất cả các trường hợp có biểu hiện của viêm phổi hoặc nghi ngờ viêm phổi đều cần đến gặp bác sĩ để khám, chẩn đoán và điều trị. Người bệnh không nên chủ quan, tự điều trị hay tự mua thuốc kháng sinh về uống. Điều trị không đúng cách có thể dẫn đến bệnh nặng hơn, gây ra biến chứng và làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. 

VẬY NGƯỜI MẮC BỆNH VIÊM PHỔI CÓ THAM GIA ĐƯỢC BẢO HIỂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA DAI-ICHI LIFE

Câu hỏi này không phải là thắc mắc của riêng cá nhân nào mà nhiều khách hàng khi đã biết đến bảo hiểm sức khỏe nhưng không biết những căn bệnh nào được ngoại trừ. Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như tránh những tranh chấp sau này thì cần tìm hiểu kỹ về chương trình bảo hiểm sức khỏe mà khách hàng chuẩn bị tham gia.

Một điều đáng mừng là đối với bảo hiểm sức khỏe tại DAI-ICHI LIFE  thì khi khách hàng đã mắc bệnh viêm phổi vẫn có thể tham gia. Vậy nên, bạn có thể yên tâm khi mua bảo hiểm sức khỏe có tham gia khám chữa bệnh vẫn được chi trả quyền lợi đầy đủ. Tuy nhiên quy định về thời gian chờ cho bệnh viêm phổi là 1 năm kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.

Khách hàng cần lưu ý về thời gian chờ này vì trong khoảng thời gian chờ này khách hàng có phát sinh thăm khám và điều trị liên quan bệnh áp dụng thời gian chờ này thì mọi chi phí sẽ không được bảo hiểm chi trả.

Sau khi hết thời gian chờ 1 năm mọi chi phí điều trị điều được công ty Dai-ichi thanh toán quyền lợi cho khách hàng.

Trên đây là bài viết giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm phổi cũng như cách điều trị. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm và chương trình chăm sóc sức khỏe của Dai-ichi Life khi xảy ra sự cố ốm đau có Dai-chi thay bạn lo toan viện phí.

Cần tư vấn thêm liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline: (08)2810 0888

Example Title
Bài viết mới nhất
Example Title
Đăng ký tư vấn miễn phí



    Contact Group
    Zalo Facebook Dai-ichi Life Phone Messenger